Bạn đang kinh doanh nhà hàng và muốn tìm hiểu thêm về 4p trong marketing nhà hàng? Bạn muốn hiểu và áp dụng 4p trong marketing nhà hàng vào thực tế doanh nghiệp của mình? Vậy đây sẽ là nội dung mà bạn không thể bỏ qua. Vậy cụ thế thì marketing nhà hàng 4p là gì? Gồm những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
Toggle1. 4P trong marketing nhà hàng là gì?
Chiến lược marketing 4p là tập hợp các công cụ tiếp thị để doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được mục tiêu truyền thông. 4P trong marketing nhà hàng gồm 4 yếu tố: sản phẩm (products), giá (price), địa điểm (place) và quảng bá (promotion).
2. Phân tích 4 yếu tố trong marketing nhà hàng 4P
A. Sản phẩm (Products)
Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp của bạn bán cho khách hàng. Với ngành nhà hàng thì sản phẩm là những món ăn, thức uống (là những sản phẩm hữu hình), dịch vụ, trải nghiệm (là những sản phẩm vô hình).
Có 3 cấp độ để một doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm là:
- Giá trị mà nhà hàng mang lại cho khách hàng
- Ở đây, nhà hàng sẽ mang lại sự ngon miệng, trải nghiệm mới lạ, độc đáo khi ăn uống, sức khỏe, những món ăn giúp khách hàng no bụng với giá rẻ,…
- Phát triển sản phẩm dựa vào thực tế
Dựa vào những giá trị đã nếu ở trên, nhà hàng sẽ tìm ra những sản phẩm của mình phải có cách nấu như thế nào, phải trang trí ra sao, một khẩu phần ăn có số lượng bao nhiêu, món ăn sẽ được đặt tên là gì,…
Phát triển sản phẩm tăng cường
Từ 2 cấp độ được liệt kê ở trên, từ đó mà nhà hàng có thể xây dựng dịch vụ, trải nghiệm ăn uống cho khách hàng, cụ thể cho việc này sẽ là đào tạo phong cách phục vụ của nhân viên, dịch vụ giao hàng,…
B. Giá sản phẩm (Price)
Khách hàng sẽ có xu hướng quay lại với nhà hàng của bạn khi: nhà hàng của bạn là một nhà hàng sang trọng, nổi tiếng hoặc nhà hàng của bạn mang lại cho khách hàng trải nghiệm xứng đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra.
Nếu là doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ muốn nhà hàng của mình có nhiều đơn hàng hơn nhưng lợi nhuận ít hay có ít đơn hàng nhưng lợi nhuận cao? Tất nhiên thì cả hai trường hợp này đều mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng khi xét về quá trình dài hạn, thì việc giá sản phẩm thấp sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.
Lý giải cho vấn đề này là khách hàng cảm thấy xứng đáng cho số tiền mình bỏ ra khi đến nhà hàng của bạn. Đồng thời, doanh thu mỗi đơn hàng ít nhưng với số lượng đơn nhiều thì tổng doanh thu cho nhà hàng vẫn được đảm bảo.
C. Địa điểm (Place)
Với nhà hàng thì địa điểm là những nơi nhà hàng của bạn có mặt như nhà hàng vật lý, các kênh bán hàng online hay các đơn vị bán hàng trung gian,…
Để tối ưu yếu tố địa điểm của 4p trong marketing nhà hàng, dưới đây là những gợi ý thông qua một số câu hỏi:
- Nhà hàng của bạn nằm ở đâu? Có nằm ở các tuyến đường chính không? Nó cách trung tâm mua sắm hoặc khu dân cư bao xa?
- Khách hàng có dễ để nhận ra nhà hàng của bạn không?
- Trang trí không gian nhà hàng chi phí có cao không? Có phù hợp với giá món ăn không?
- Nội thất trong nhà hàng như thế nào? Thuộc phong cách nào? Có đắt đỏ không sao với giá?
- Bạn có các kênh phân phối trung gian nào không? Những kênh đó là gì? Bạn tự mình vận hành hay đang nhờ đơn vị thứ 3?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là những ai? Bạn có học được gì từ hoạt động kinh doanh của họ ở khía cạnh địa điểm?
D. Quảng bá (Promotion)
Thông thường, các hoạt động tiếp thị nhằm thúc đẩy kinh doanh được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ 3 đến 6 tháng đầu)
Thời điểm này, nhà hàng của bạn nên tập trung vào tiếp cận khách hàng mới. Nhà hàng của bạn có thể được các khách hàng mới biết đến nhờ vào địa điểm dễ nhìn, đồ ăn của nhà hàng đáp ứng được nhu cầu ăn uống vào thời điểm đó của khách hàng, nhờ vào các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông, do truyền miệng,…
- Giai đoạn 2 (từ 6 đến 12 tháng tiếp theo)
Giai đoạn này bạn phải biến khách hàng lần đầu tiên đến nhà hàng của mình thành khách hàng trung thành. Các phương pháp bạn có thể áp dụng để khách hàng mới có thể trở thành khách hàng của bạn ví dụ như: thẻ thành viên, thẻ tích điểm,…
- Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung vào việc phát triển thương hiệu nhà hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dựa vào 2 giai đoạn nêu trên, doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi với những nội dung thú vị và thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là hiện nay có rất nhiều nhà hàng đang áp dụng chương trình giảm giá cho các chiến lược, chiến dịch quảng cáo của họ. Nếu bạn thực hiện tương tự, thương hiệu nhà hàng của bạn sẽ có có thể tạo cho khách hàng một ấn tượng đặc biệt. Đồng thời bạn cũng tạo cho khách hàng một thói quen xấu là doanh nghiệp của bạn lúc nào cũng giảm giá, nếu không giảm giá thì khách hàng không đến ăn. Vì thế, hãy cân nhắc khi đưa ra một chiến dịch marketing phù hợp.
Trên đây là 4 yếu tố được EMS Marketing phân tích cực kỳ chi tiết của 4p trong marketing nhà hàng. Đừng quên, mỗi chữ p trong marketing hỗn hợp không chỉ có những vai trò riêng mà còn liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
Author